ENC EN600 ỨNG DỤNG BIẾN TẦN VECTOR CHO CẦU TRỤC NÂNG HẠ

  1. Giới thiệu cầu trục nâng hạ.

Cần trục di chuyển nâng hạ là thiết bị  quan trọng trong các xưởng sản xuất lớn, đặc biệt là trong ngành sản xuất cơ khí. Cầu trục hoạt động linh hoạt, an toàn, ổn định và đáng tin cậy. Ngoài chức năng nâng, cẩn trục cũng có thể di chuyển. Có hai loại phương pháp kiểm soát cần trục:

Loại 1: sử dụng động cơ truyền động điều khiển các bánh xe hoạt động ở cả hai bên;

Loại 2:  dùng các bánh xe hoạt động trên cả hai bên được điều khiển mỗi bên một động cơ.

Cầu trục vừa và nhỏ sử dụng kết hợp phanh, bộ giảm tốc và động cơ điện ở chế độ chuyển động “ba trong một”. Đối với cầu trục thông thường với trọng lượng nâng lớn để lắp ráp và điều chỉnh thuận tiện, bộ phận chuyển động thường sử dụng các khớp nối chung.

  • Dầm chính ( dầm đơn, dầm đôi)
  • Palang, con lăn nâng hạ ( tải trọng tùy theo yêu cầu sử dụng)
  • Động cơ di chuyển cầu trục (Motor)
  • Hệ thống đường ray di chuyển ( ray dọc)
  • Dầm biên cho cầu trục.
  • Bánh xe di chuyển.
  • Dầm đỡ ray, hệ thống cột đỡ.
  • Tủ điện.
  • Hệ điện ngang.( cấp điện cho Palang)
  • Hệ điện dọc.( cấp điện cho toàn bộ cầu trục)
  • Cabin điều khiển

  1. Đặc điểm làm việc và cấu trúc của cầu trục di chuyển
  • Hai đầu dầm chính được liên kết với dầm biên, trên dầm biên chứa các bánh xe ( 4 bánh) và động cơ ( 2 Motor) khi người sử dụng tác động lên tay bấm điều khiển( điều khiển từ xa hoặc điều khiển đi theo palang), nhận được lệnh từ tay bấm điều khiển dầm biên sẽ di chuyển toàn bộ cầu trục dọc theo nhà xưởng.
  • Palang nâng hạ được treo dưới dầm chính đối với cầu trục dầm đơn.Gác trên thành dầm đối với cầu trục dầm đôi. Tùy theo yêu cầu sử dụng mà người ta sử dụng tải trọng nâng  và cấp tốc độ khác nhau. Palang có hai cấp tốc độ chính: 1 cấp ( cao), 2 cấp ( thấp và cao), giá của chúng cũng vì thế mà thay đổi, thường thì palang hai cấp tốc độ có giá thành cao hơn một cấp tốc đô.
  • Hệ thống điện của cầu trục chủ yếu sử dụng loại điện 3 pha, 380V, 50Hz  cung cấp năng lượng cho toàn bộ cầu trục. Ngoài ra, nguồn điện để điều khiển cầu trục cũng khá quan trọng, bởi vì, nhờ có nó mà chúng ta có thể điều khiển linh hoạt cầu trục theo mong muốn của mình một cách dễ dàng.

 

  1. EN600 được sử dụng cho cầu trục

Đây là điều khiển giá trị ngõ ra momen biến tần và ly hợp phanh, thời gian đóng mở phanh kết hợp với điều khiển momen biến tần đảm bảo vận hành an toàn của cầu trục.

Sản phẩm EN600 là bộ biến tần vector với hiệu suất cao với mô-men xoắn lớn ở tần số thấp, ổn định khởi động- dừng và hoạt động, tích hợp bộ hãm thắng, kết nối thẳng với điện trở xả, không cần mua bộ phận phanh bên ngoài Hoặc bộ phản hồi năng lượng. EN600 được bảo vệ hoàn toàn và điều khiển mở- tắt của hệ thống phanh cơ học được đóng bằng rơle lập trình riêng của nó. Logic điều khiển đơn giản và đáng tin cậy.

  1. Chương trình ứng dụng EN600 trên Cần trục di chuyển

Có 4 động cơ AC trên một cần trục trong một nhà máy, hai động cơ chạy dầm 5.5KW, một động cơ nhỏ chạy ngang 4kW và một động cơ nâng hạ 22kW. Giá trị tương ứng giữa động cơ và biến tần nằm trong( Bảng 1). PLC là trung tâm điều khiển, mỗi động cơ được trang bị một biến tần EN600, trong đó bộ biến tần cơ cấu nâng cần được trang bị điện trở hãm để xả điện áp dư trong quá trình di chuyển xuống của hàng hóa.

Động cơ chạy dầm: EN600-4T0055G / P 2 con

Động cơ chạy ngang: EN600-4T0037G / P 1con

Động cơ nâng hạ   :     EN600-4T0220G / P 1con

 

 

(Động cơ chạy dầm trái)         (Động cơ chạy dầm phải)      (Động cơ chạỵ ngang )   (Nâng hạ)

 

Tín hiệu điều khiển

Cài đặt thông số

Cài đặt thông số biến tần chạy dầm

 

thông số chức năngGiá trị cài đặtLý do
F01.011Chọn ngõ vào AI1: 0 ~ 10V
F01.151Lệnh chạy ngoài
F01.17150Thời gian tăng tốc 15 giây
F01.18150Thời gian giảm tốc 15 giây
F08.181Lựa chọn chiều chạy thuận X1
F08.192Lựa chọn chiều chạy ngược X2
F08.2024Reset trạm ngoài X3
F09.001Xuất ngõ ra khi biến tần chạy

 

Cài đặt thông số biến tần của cơ cấu nâng

 

thông số chức năngGiá trị cài đặtLý do
F00.241Lựa chọn chế dộ Vector
F01.011Chọn ngõ vào AI1: 0 ~ 10V
F01.151Lệnh chạy ngoài
F01.17150Thời gian tăng tốc 15 giây
F01.18150Thời gian giảm tốc 15 giây
F02.022Tần số khởi động 2 Hz
F08.181Lựa chọn chiều chạy thuận X1
F08.192Lựa chọn chiều chạy ngược X2
F08.2024Reset trạm ngoài X3
F09.001 Xuất ngõ ra khi biến tần chạy
F15.O1Chọn theo động cơCông suất định mức động cơ
F15.02Chọn theo động cơĐiện áp định mức động cơ
F15.03Chọn theo động cơDòng định mức động cơ
F15.04Chọn theo động cơTần số định mức động cơ
F15.05Chọn theo động cơTốc độ định mức động cơ
F15.06Chọn theo động cơSố cực động cơ
F15.191Động cơ tự điều chỉnh

 

  1. Ưu điểm của ứng dụng EN600 trên cần trục di chuyển

– Kiểm soát độ linh hoạt

– Tiết kiệm năng lượng hơn bằng cách sử dụng biến tần

– Làm việc ổn định, không rung lắc trong quá trình vận hành ở tốc độ cao, thấp hiện tại.

– Phần nâng hạ dùng chế độ điều khiển vector không PG nhưng vẫn đáp ứng mô-men xoắn lớn

– Tần số biến tần ngõ ra 1 Hz kích chế độ mở phanh cơ khí, chuyển tiếp trơn tru lúc hoạt động.

Hỗ trợ

Hotline Trợ giúp !

BỘ PHẬN KINH DOANH

Mr Đức: 0967383126

Ms Vy: 0903897168

Mr Sinh: 0908236168

Mr Phong: 0907236168

Mr Hiếu: 0909641490

HỖ TRỢ KỸ THUẬT

Mr Đạt: 0908767168

Mr Khương: 0798898555

Mr Đức: 0967383126

BẢO HÀNH

Mr Danh: 0979894168

KẾ TOÁN

P. Kế toán : 0908505168